Chào bác sĩ, Tôi mới đi kiểm tra chỉ số axit uric là 674 µmol/l, sau một tuần tôi có kiểm tra lại thì thấy chỉ số axit uric lại xuống 361 µmol/l. Bác sĩ cho tôi hỏi tại sao có những lúc tôi lại bị tăng axit uric máu cao như thế, còn có những lúc lại giảm và tình trạng bệnh gút của tôi như thế nào và điều trị ra sao?
Trả lời:

Chỉ số axit uric máu không ổn định, vượt quá mức cho phép gọi là “tăng axit uric máu không triệu chứng”, những người bị mắc triệu chứng này cần phải cẩn trọng vì khả năng mắc bệnh gút là rất cao.

Chào bạn,

Chỉ số axit uric là yếu tố quyết định trong việc chuẩn đoán có hay không cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh gút. Axit uric là sản phẩm của chuyển hóa các chất đạm có nhân purin, các chất này có thể tìm thấy trong các thức ăn hằng ngày. Thông thường axit uric được đào thải qua thận, nhưng do các nguyên nhân như ăn quá nhiều đạm, uống nhiều rượu bia, ít vận động…làm tăng quá trình tổng hợp axit uric máu.

Chỉ số axit uric mức cho phép đối với nam giới ở khoảng 180-420 µmol/l, của nữ giới là 150-360 µmol/l. Tuy nhiên trường hợp của bạn chỉ số axit uric ban đầu cao sau đó lại giảm mạnh, điều này có thể giải thích là trong khoảng thời gian trước khi đi xét nghiệm, bạn đã cung cấp cho cơ thể một lượng nhiều chất chứa nhân purin, khiến cho việc tăng tổng hợp axit và gây nên tình trạng tăng axit uric máu. Sau đó, được thận đào thảo tốt, nên chỉ số đã hạ thấp xuống, tuy nhiên, tình trạng chỉ số axit uric của bạn không ổn định, cũng như bạn chưa có những dấu hiệu đặc trưng, nên không thể chuẩn đoán là bệnh gút cũng như cũng sẽ không áp một một phương pháp điều trị bệnh gút cụ thể nào. Giai đoạn này được gọi là tăng axit uric máu không triệu chứng, đối với những người đã có tiền sử tăng axit uric máu nếu không cẩn thận thì khả năng mắc bệnh gút là rất cao.

Lời khuyên dành cho bạn trong trường hợp này, bạn nên thường xuyên đi kiểm tra lại chỉ số axit uric của mình để theo dõi tình trạng bệnh, đồng thời việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân là rất cần thiết, bạn nên tránh lựa chọn cho mình các loại thực phẩm giàu đạm, giảm bia rượu, thuốc lá, nên ăn nhiều rau, thường xuyên uống nước, tăng cường luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe, chống lại mọi bệnh tật.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Chuyên viên tư vấn.