Tôi năm nay 36 tuổi và thường xuyên phải uống rượu bia khi đi tiếp khách tại công ty. Trong đợt khám sức khoẻ vừa qua, kết quả xét nghiệm cho thấy: tôi bị men gan tăng, máu nhiễm mỡ và nồng độ axit uric trong máu là 520 micromol/l. Tuy nhiên, đến nay, tôi vẫn chưa bị đau do cơn gút cấp nào. Xin hỏi, tôi cần điều trị bằng thuốc và thực hiện chế độ dinh dưỡng như thế nào để kiểm soát bệnh?
Trả lời:

 Trước hết, tôi xin trả lời là chế độ ăn của bạn tiếp khách nhiều nên thực phẩm (trong đó thực phẩm có nguồn gốc động vật cung cấp purin) quá nhiều, vì thế tăng nguồn gốc tổng hợp acid uric. Kèm theo uống rượu bia là cơ chế giảm sự đào thải acid uric tại thận, kết hợp cả 2 yếu tố trên cho nên dẫn đến hiện tượng tăng acid uric trong máu. Nhưng không phải bệnh nhân nào tăng acid uric máu đều sẽ bị Gút, mà theo nghiên cứu chỉ có 5% bệnh nhân tăng acid uric máu dẫn đến Gút. Năm nay bạn 36 tuổi thì nguy cơ bị Gút có thể bất cứ lúc nào.

Theo giới hạn cho phép acid uric máu là 420micromol/lít,  mà của bạn là 520 là tăng rất nhiều so với giới hạn cho phép. Vì vậy bạn cần phải khống chế chế độ ăn, hạn chế rượu bia và thứ 3 là tăng cường hoạt động thể lực, tránh những yếu tố nguy cơ. Nồng độ Acid uric máu có thể thay đổi hàng ngày, sau 7 ngày đến 10 ngày thì đi xét nghiệm lại thì có thể thay đổi nồng độ acid uric máu. Nếu ta không điều chỉnh, nồng độ acid uric cứ tăng quá ngưỡng bão hòa, thì acid uric máu từ dạng hòa tan trong huyết tương sang dạng tinh thể lắng đọng không chỉ tại màng hoạt dịch các khớp xương, mà còn lắng đọng tại các mô gọi là các hạt tô phi.

Chúc bạn sức khỏe

Chuyên viên cơ xương khớp