Chào bác!
Có rất nhiều người nhận thấy bệnh gút không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc tây như trường hợp của bác. Để cải thiện bệnh gút hiệu quả, bác cần hướng đến 2 mục tiêu chính:
Thứ nhất là giảm đau, chống viêm khi cơn đau gút xuất hiện để cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Thứ hai là tăng cường chức năng thận, nhờ đó giúp đào thải axit uric trong máu ra ngoài hiệu quả, phòng ngừa cơn đau tái phát và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị bệnh gút nhưng chủ yếu gồm 2 nhóm chính là:
- Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau: Đây là nhóm thuốc được dùng trong các đợt tấn công cấp tính, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay khi sử dụng và không làm ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống.
- Nhóm thuốc hạ axit uric máu: Các loại thuốc này thường có tác dụng ức chế xanthine oxydase, chống tổng hợp axit uric, từ đó làm giảm axit uric, ngăn ngừa cơn đau gút tái phát.
Trong những lần đầu sử dụng, thuốc tây thường mang đến hiệu quả với hầu hết các trường hợp. Điều này là do thuốc tây không có khả năng tác động đến mục tiêu điều trị bệnh gút, đặc biệt là không giúp tăng cường chức năng thận – cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải axit uric, ngăn ngừa cơn đau tái phát. Đây chính là lý do mà rất nhiều người sử dụng thuốc tây không có hiệu quả như trường hợp của bác. Thê, vào đó, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng nhờ thuốc và dẫn đến tác dụng phụ cho cơ thể.
Hiện tại, để kiểm soát bệnh gút hiệu quả, bác cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý như: Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin; Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả; Không sử dụng bia, rượu, chất kích thích, nước ngọt đóng chai; Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ; Không lạm dụng thuốc tây điều trị bệnh gút vì dễ gây nhờn thuốc.
Chúc bạn nhiều sức khỏe.