Chào chuyên gia. Tôi năm nay 35 tuổi, chỉ số axit uric trong máu là 520 micromol/lít. Trung bình, một tháng tôi bị cơn đau gút tái phát mấy lần dù có kiêng thực phẩm giàu purin rồi. Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi cách để giảm chỉ số axit uric máu và phòng ngừa cơn đau gút tái phát. Xin cảm ơn chuyên gia! - (Nguyễn Văn Sơn).
Trả lời:

Chuyên gia Nguyễn Thị Lực trả lời:

Chào bạn!

Bạn năm nay mới 35 tuổi mà 1 tháng đã bị đau gút mấy lần. Vậy thì ở đây, tôi cũng xin được lưu ý một số vấn đề với bạn như sau:

Thứ nhất, chế độ dinh dưỡng hàng ngày có vai trò khá quan trọng với người bị bệnh gút. Chúng ta không nên đưa các thực phẩm giàu purin vào cơ thể. Tức là những thực phẩm giàu protein như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật… Rượu mạnh và bia cũng là những đồ uống mà chúng ta cần phải hạn chế. Tuy nhiên, trong cơ thể có đủ men để chuyển hóa protein không mới là điều quan trọng. Nguyên nhân bệnh gút thường là do nội sinh, ngoại sinh. Nội sinh là do cơ thể không đủ men để chuyển hóa axit uric. Ngoại sinh là do các yếu tố bên ngoài tác động vào mà cụ thể là chế độ ăn uống hàng ngày.

Rất may là hiện tại bạn đã có ý thức để ăn kiêng các thực phẩm giàu purin, tuy nhiên, dù kiêng khem thì bệnh vẫn tiến triển nặng. Một tháng bạn bị tái phát mấy lần, chứng tỏ bạn đã bị gút mạn tính, tình trạng khá nghiêm trọng.

Thứ hai là cơn đau gút tái phát liên tục sẽ làm tổn thương sụn khớp, xương dưới sụn, làm khớp của bạn nặng nề hơn. Mỗi lần như thế, bệnh cũng sẽ làm ảnh hưởng chức năng thận, khiến bạn dễ bị sỏi thận. Thêm vào đó, tinh thể muối urat có thể lắng đọng tại khớp, hình thành hạt tophi. Hạt tophi xuất hiện gây mất thẩm mỹ, lở loét, nhiễm trùng, làm biến dạng khớp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Đây đều là những biến chứng rất dễ xảy ra nếu bệnh gút không được điều trị sớm.