Để giải đáp những thắc mắc của độc giả, PGS.TS Đoàn Văn Đệ, trả lời như sau:
Chào bạn!
Bệnh gút là một dạng viêm khớp khá phổ biến, thường gặp ở nam giới, đặc biệt là người thường xuyên sử dụng bia, rượu. Bệnh gút hình thành do sự tích tụ của axit uric trong máu, gây đau đớn tại các khớp như ngón chân, bàn chân, khớp ngón tay. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây đau tại các khớp khác như khớp đầu gối, khớp khuỷu tay,…
Theo như bạn mô tả là hiện tại, bạn thường xuyên bị đau tại các ngón chân cái nhưng điều này cũng chưa thể khẳng định bạn có đang bị bệnh gút hay không. Để giải đáp cho thắc mắc về bệnh gút biểu hiện như thế nào, tôi xin liệt kê với bạn một số triệu chứng như sau:
Các triệu chứng bệnh gút thường gặp
Về dấu hiệu lâm sàng, bạn có thể nhận biết bệnh gút qua các triệu chứng điển hình như:
- Các khớp sưng đau dữ đội, đặc biệt là về đêm và sáng sớm. Cơn đau dữ dội nhất trong khoảng 2 – 3 ngày đầu, sau đó giảm mức độ và hết đau sau 7 – 10 ngày.
- Cơn đau khớp có thể sẽ tái phát sau vài tháng hoặc sớm hơn. Khi tái phát cơn đau gút sẽ nặng hơn cả về mức độ và thời gian.
- Khi cơn đau qua đi, lớp da tại khớp bị ảnh hưởng bong tróc, ngứa, tím đỏ như nhiễm trùng.
- Nếu không điều trị bệnh gút đúng cách, nó sẽ tiến triển sang giai đoạn mạn tính với các biểu hiện như: Nổi u cục tại các khớp ngón chân, ngón tay được gọi là hạt tophi. Hạt tophi không được kiểm soát có thể tiến triển nặng, vỡ, gây nhiễm trùng, rất nguy hiểm.
- Bên cạnh đó, những dấu hiệu bệnh gút khác bạn có thể gặp phải như: Luôn thấy lo lắng mệt mỏi, người lạnh, khát nước, táo bón hay bị sốt nhẹ,…
Biểu hiện bệnh gút qua chỉ số axit uric máu
Các dấu hiệu của bệnh gút khá giống với viêm khớp hay các bệnh về xương khớp khác. Do vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn nên làm xét nghiệm máu. Khi xét nghiệm máu, nếu chỉ số axit uric của bạn ở mức trên 420 µmol/l (với nam) hoặc trên 360 µmol/l (với nữ) cùng với biểu hiện đau khớp ngón chân cái thì có thể khẳng định, bạn đã bị bệnh gút. Khi mắc gút, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát bệnh tốt, ngăn ngừa cơn đau khớp tái phát.
Lưu ý trong chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người bị bệnh gút
Nếu đã xác định bị bệnh gút, bạn cần lưu ý một số điểm trong chế độ ăn uống, sinh hoạt như sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu purin (một hợp chất khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric máu) như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Bổ sung thực phẩm lành mạnh, tốt cho bệnh gút như rau xanh, hoa quả, sữa ít béo,…
- Uống đủ nước để tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
- Luyện tập đều đặn các môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng là cách hữu hiệu cải thiện đau gút.