Chào bác sĩ, tôi là Sơn, năm nay 59 tuổi. Tôi vừa mới đi khám sức khỏe định kỳ về thì nhận được kết quả nồng độ axit uric 500, cao hơn ngưỡng cho phép. Nhận được kết quả xét nghiệm tôi rất bất ngờ và hoang mang không biết nồng độ axit uric 500 thì đã mắc bệnh gút chưa. Nhờ bác sĩ giải đáp giúp tôi câu hỏi thắc mắc này và cho tôi biết cần làm gì để giảm được axit uric máu? - (Nguyễn Thanh Sơn - Bắc Ninh)-
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 

Nồng độ axit uric máu ở ngưỡng ổn định đối với nam giới là dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). So sánh với kết quả xét nghiệm của bạn thì nồng độ axit uric 500 micromol/l đã vượt quá ngưỡng ổn định. Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi: Nồng độ axit uric 500 có phải đã mắc bệnh gút không thì chưa thể kết luận được. Bởi axit uric máu tăng cao ngoài ngưỡng cho phép chỉ là một tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh gút. Có nhiều trường hợp người bệnh chỉ tăng axit uric đơn độc, chứ không mắc bệnh gút. 

Tuy vậy, bạn cũng không nên quá chủ quan vì nếu axit uric máu tăng trong khoảng thời gian dài thì nguy cơ hình thành bệnh gút là rất cao. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn kiểm soát được nồng độ axit uric máu và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút:

  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều nhân purin như nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó, thịt trâu, hải sản,...
  • Kiêng bia, rượu và các loại đồ uống chứa cồn. 
  • Hạn chế các loại đồ uống có gas, đồ ngọt chứa nhiều đường fructose.
  • Uống nhiều nước để tăng đào thải axit uric (khoảng từ 2-4l/ ngày, tùy theo nhu cầu của mỗi người).
  • Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất có trong các loại rau xanh và hoa quả tươi. 
  • Nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress kéo dài vì có thể làm tăng tổng hợp axit uric trong máu. 
  • Tập thể dục đều đặn, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Cố gắng hạn chế các va chạm gây chấn thương cho xương khớp.

Hạn chế thực phẩm giàu đạm giúp ngăn ngừa bệnh gút hình thành

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm có chứa thành phần thảo dược như trạch tả, thổ phục linh, hoàng bá... giúp tăng cường đào thải axit uric. Các thành phần này rất an toàn, lành tính nên bạn có thể yên tâm là không đem lại tác dụng phụ. Nghiên cứu trên lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng cho thấy 88,9% người bệnh sử dụng sản phẩm chứa các thành phần kể trên có nồng độ axit uric máu giảm về ngưỡng giới hạn cho phép. 

Như vậy, chỉ với thông tin là nồng độ axit uric 500 micromol/l thì chưa thể khẳng định chính xác bạn có mắc bệnh gút hay không. Do vậy, bên cạnh việc thực hiện các hướng dẫn nêu trên để giảm nồng độ axit uric thì bạn cũng nên sắp xếp thời gian thăm khám để có kết luận chính xác, hướng điều trị kịp thời. Bởi nếu nồng độ axit uric máu không được kiểm soát kịp thời thì nguy cơ hình thành nên bệnh gút là rất cao. Nếu bạn còn có bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp liên quan đến bệnh gút, hãy để lại thông tin ở ô chat để được tư vấn viên trả lời chi tiết. 

Chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe!