Để làm giảm cơn đau do bệnh gút gây ra, không chỉ có các loại thuốc tây y, ngay cả những thảo dược xung quanh chúng ta cũng mang lại tác dụng rất bất ngờ. Vậy bạn đã biết một số loại cây rất gần gũi mà có tác dụng xua tan cơn gút này chưa?

Bất ngờ các loại cây xung quanh ta có tác dụng chữa trị bệnh gút!

1. Cây tía tô

Cây tía tô là vị thuốc có tác dụng với nhiều căn bệnh. Thông thường, người ta dùng lá tía tô để điều trị các chứng bệnh: Cảm lạnh, cảm cúm, ho, sốt, các bệnh ngoài da,… rất tốt. Bên cạnh đó, lá cây tía tô còn được xem như thảo dược quý trị các bệnh về khớp, đặc biệt là gút.

Một số nghiên cứu khoa học tại Nhật Bản đã phát hiện ra rằng, có 4 chất khác nhau có trong cây tía tô ức chế men xanthine oxidase. Enzyme này ngăn không cho nồng độ acid uric vượt quá cao và giữ chúng ở mức trung bình. Do đó, cây tía tô có thể giúp đẩy lùi sự xuất hiện của các cơn gút cấp.

Cách chữa bệnh gút bằng thảo dược này rất đơn giản: Bạn lấy một nắm lá tía tô rửa sạch, cho vào nồi sắc kỹ rồi lấy nước uống. Mỗi khi lên cơn đau do gút, bạn uống loại nước này sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng, thường là giảm hẳn triệu chứng bệnh gút sau 30 phút.

Ngoài ra, người bệnh có thể ăn lá tía tô hàng ngày để phòng ngừa bệnh gút rất hiệu quả.

3.jpg

Cây tía tô giúp giảm viêm khớp

2. Nghệ

Nghệ là một loại cây quen thuộc, được ứng dụng làm gia vị trong bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết hết những công năng mà nghệ mang lại đối với bệnh gút.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, nghệ có thể điều trị các bệnh lý viêm khớp do đặc tính chống viêm, thông qua hợp chất curcumin, các chất cytokine và enzyme viêm, bao gồm cyclooxygenase-2 (COX-2), celecoxib. Nghệ không chỉ có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau, cứng khớp, mà còn có khả năng ức chế một trong các nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp. Hiện nay, rễ cây nghệ được các nhà khoa học sử dụng để làm thuốc chữa bệnh viêm khớp nói chung và gút nói riêng. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng nghệ vì cũng có thể gây nóng trong người.

3. Cây lá lốt

Lá lốt là loại cây rất gần gũi, chúng thường mọc nơi bóng râm, dưới các cây gỗ lớn. Trong y học cổ truyền, lá lốt được ghi nhận có tác dụng ôn trung, tính hàn, là một vị thuốc quý dùng để chữa các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, trong đó có bệnh gút.

Gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Zakaria Z, Patahuddin H. và các cộng sự cho thấy, chiết xuất từ lá lốt còn có đặc tính chống viêm tốt. Vì vậy, càng khẳng định được tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút của loại cây này. 

Để chữa bệnh gút bằng lá lốt, người bệnh có thể áp dụng một trong hai cách sau đây:

-Cách 1: Lấy 5 - 10g lá lốt khô với 2 chén nước sắc sao cho còn 1 chén, uống sau khi ăn. Điều trị kiên trì, liên tục trong 10 ngày, hiện tượng đau nhức xương sẽ giảm, đồng thời giải độc và thanh lọc cơ thể.

-Cách 2: Đây là bài thuốc điều trị gút bằng phương pháp ngâm chân tay. Dùng 30g lá lốt còn tươi đem rửa sạch, đun với nước. Bỏ chút muối vào và ngâm chân tay đau nhức trong khoảng 30 phút. Thực hiện bài thuốc này trong vòng 1 tuần vào các buổi tối trước khi đi ngủ, kết hợp với bài thuốc uống sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

4. Trạch tả

Trạch tả còn gọi là mã đề nước, chúng thường mọc nơi đầm lầy, gần bờ hồ, có vị ngọt, tính hàn. Trạch tả được coi như vị thuốc cổ truyền trong các bài thuốc chữa nhiều căn bệnh liên quan đến thận, gan như: Phù thũng, giải độc gan, nóng gan, viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận hư… Đặc biệt, các nghiên cứu của y học hiện đại còn cho thấy, trạch tả cực kỳ hiệu quả cho việc điều trị gút thông qua các tác dụng như: Thanh nhiệt, tiêu độc, từ đó làm giảm biểu hiện viêm, sưng, nóng, đỏ khớp trong giai đoạn cơn gút cấp; Tác dụng lợi tiểu, phục hồi chức năng gan, thận giúp tăng khả năng hòa tan và đào thải lượng acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm sự lắng đọng tinh thể muối urat, ngăn chặn tái phát cơn gút, phòng ngừa biến chứng hình thành cục tophi và suy thận.

97.jpg

Trạch tả là thảo dược trị gút

Những nghiên cứu của y học hiện đại và những đúc kết quý báu từ y học cổ truyền cho thấy, trạch tả - một loại thảo mộc mọc ở khắp nơi trên đất nước ta có tác dụng vô cùng lớn với người bị gút, mà bấy lâu nay chúng ta đã lãng quên "thần dược" này. Để tận dụng tối đa tác dụng của trạch tả cũng như mang lại hiệu quả toàn diện trong điều trị gút, các nhà khoa học đã kết hợp vị thuốc này với các thảo dược quý khác như: Hạ khô thảo, nhọ nồi, ba kích, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá.